Từ internet

KỶ NIỆM 140 NĂM NGÀY SINH QUYỀN CHỦ TỊCH NƯỚC HUỲNH THÚC KHÁNG (01/10/1876 - 01/10/2016)

  • PDF.InEmail

I. TÓM TẮT TIỂU SỬ CỤ HUỲNH THÚC KHÁNG

htk1Huỳnh Thúc Kháng (tên khai sinh là Huỳnh Hanh), sinh ngày 01/10/1876 tại làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Hà Đông, phủ Thăng Bình (nay là thôn Thạnh Bình, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ là Huỳnh Văn Phương (hiệu Tấn Hữu), một nhà nho theo nghiệp đèn sách nhưng không thành danh. Thân mẫu là Nguyễn Thị Tình, người cùng quê, một phụ nữ mực thước, đảm đang.

Huỳnh Thúc Kháng vốn nổi tiếng thông minh, học giỏi và sớm đạt giải cao trong các kỳ thi. Năm 1900, Huỳnh Thúc Kháng đỗ đầu kỳ thi Hương, năm 1904, đỗ tiến sĩ kỳ thi Hội, trở thành một người nổi tiếng của xứ Quảng thời ấy.

Vốn không tham quyền chức nên sau khi đỗ tiến sĩ, Huỳnh Thúc Kháng không ra làm quan mà đi dạy học, tìm đọc nhiều sách báo có nội dung tư tưởng mới, nuôi ý chí canh tân đất nước. Năm 1905, Huỳnh Thúc Kháng cùng với Phan Châu Trinh và Trần Quý Cáp đi tìm hiểu tình hình thực tế ở phía Nam, xem xét dân tình, sĩ khí, đề xướng tân học và tìm bạn cùng chí hướng. Năm 1906, trở về Quảng Nam khởi xướng, lãnh đạo phong trào Duy tân (1906 - 1908).

Do tham gia khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ, rồi phát triển thành một phong trào đấu tranh sôi nổi của quần chúng nhân dân, trong đó có phong trào chống thuế năm 1908, nên Huỳnh Thúc Kháng bị thực dân Pháp bắt, đày đi tù Côn Đảo suốt 13 năm (1908 - 1921). Sau khi được trả tự do, Huỳnh Thúc Kháng lại tích cực hoạt động đòi quyền lợi cho dân, cho nước.

Tháng 7/1926, Huỳnh Thúc Kháng trúng cử Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ.Tuy nhiên, sau khi thấy Viện Dân biểu không thực sự đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân nên Huỳnh Thúc Kháng xin từ chức (năm 1928), tập trung vào nghiệp báo chí, văn chương, làm chủ nhiệm đồng thời là chủ bút Báo Tiếng dân suốt 16 năm (1927 - 1943).

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, trân trọng tài năng, đức độ của cụ Huỳnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời cụ tham gia nội các Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Từ năm 1946 làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Liên Việt), rồi làm quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp (31/5/1946 - 20/10/1946), điều hành quốc sự theo phương châm: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ (tháng 12/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh cử cụ Huỳnh làm Đặc phái viên của Chính phủ đi kinh lý miền Trung để giải thích đường lối kháng chiến, kêu gọi toàn dân ủng hộ Chính phủ, ủng hộ cách mạng.

htk2Đầu năm 1947, tiếp tục hành trình đi kinh lý miền Trung, do tuổi cao, sức yếu  lâm bệnh nặng, cụ Huỳnh qua đời tại tỉnh Quảng Ngãi ngày 21/4/1947 trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ cả nước. Ngày 29/4/1947, Chính phủ tổ chức Lễ truy điệu Huỳnh Thúc Kháng theo nghi thức Quốc tang. Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh có thư gửi tới toàn thể đồng bào để nêu gương chí sỹ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng.

Tri ân và ghi nhận công lao, đóng góp to lớn của cụ Huỳnh Thúc Kháng, ngày 27/12/2012, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 2308/QĐ-CTN, truy tặng Huân chương Sao vàng, phần thưởng cao quý nhất của Đảng, Nhà nước cho cụ Huỳnh.

II. NHỮNG ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA CỤ HUỲNH THÚC KHÁNG CHO SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Một là, tham gia khởi xướng, lãnh đạo phong trào Duy tân, góp phần khơi dậy phong trào yêu nước rộng khắp, mở ra cách thức cứu nước mới

Để có thêm cơ sở thực tiễn cho hoạt động Duy tân, năm 1905, Huỳnh Thúc Kháng cùng với Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp đi tìm hiểu một số tỉnh phía Nam, gặp gỡ các nhân sĩ trí thức, tích cực tuyên truyền, vận động Duy tân, chuẩn bị các cơ sở cần thiết để thành lập Công ty Liên Thành và trường Dục Thanh; vận động, thiết lập cơ sở kinh doanh lấy tên “Thương học công ty” với nhiều chi nhánh để liên lạc những người yêu nước và tạo nguồn tài chính ủng hộ phong trào Đông du của Phan Bội Châu. Nhưng vì thiếu kinh nghiệm tổ chức, công ty thất bại, Huỳnh Thúc Kháng chuyển sang chăm lo các lớp học và tham gia giảng dạy chính trị, văn hóa, khuấy động tinh thần Duy tân… Đồng thời, vận động nhân dân thay đổi lối sống, mặc âu phục, cắt tóc ngắn, cùng các thân sĩ chung sức lập các hội buôn, hội nông, hội trồng quế, xây trường học, thư viện... Khi Phan Châu Trinh ra Hà Nội, Trần Quý Cáp vào Khánh Hòa, một mình Huỳnh Thúc Kháng lãnh đạo phong trào Duy Tân trong tỉnh Quảng Nam, đồng thời đi nhiều nơi diễn thuyết, tuyên truyền, cổ động Duy tân.

Chịu ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân, phong trào chống thuế năm 1908 xuất phát từ làng Phiếm Ái, lan ra các vùng nông thôn của huyện Đại Lộc, nhanh chóng lan rộng ra toàn tỉnh Quảng Nam, rồi cả miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Thực dân Pháp và quan lại Nam triều thẳng tay đàn áp phong trào. Tháng 2/1908, Huỳnh Thúc Kháng bị thực dân Pháp bắt, đến tháng 8 bị đày ra Côn Đảo, đến năm 1921 mới được trả tự do, nhưng bị quản thúc tại gia (ở làng Thạnh Bình).

Hai là, ở cương vị Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ và chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo Tiếng dân, Cụ đã tích cực đấu tranh đòi quyền lợi cho dân, cho nước

Khi ra khỏi ngục tù, thực dân Pháp và chế độ phong kiến Nam triều biết tài năng, đức độ, uy tín của Huỳnh Thúc Kháng nên đã nhiều lần mời ra làm quan nhưng đều bị từ chối.       

Năm 1926, Huỳnh Thúc Kháng trúng cử Nghị viện, rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ. Cụ đã sử dụng Viện Dân biểu như một diễn đàn đấu tranh công khai đòi thực dân Pháp phải nới lỏng chính sách cai trị, cải cách dân chủ, dân sinh, thực thi dân quyền, đảm bảo lợi ích dân tộc. Tuy nhiên, Viện Dân biểu Trung Kỳ do thực dân Pháp nặn ra là một tổ chức bù nhìn, chiêu bài phục vụ mục đích của thực dân nên năm 1928, Huỳnh Thúc Kháng đã xin từ chức.

Thấy rõ được sức mạnh của báo chí trong sự nghiệp cứu nước, cứu dân, Huỳnh Thúc Kháng đã tập trung sáng tác văn thơ, viết báo, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút BáoTiếng dân, đây là tờ báo đầu tiên xuất bản bằng tiếng Việt ở Trung Kỳ. Gần 16 năm tồn tại (1927-1943), Báo Tiếng dân đã góp phần quan trọng tuyên truyền, giáo dục quần chúng tích cực đấu tranh chống thực dân, phong kiến; đòi quyền lợi cho dân, cho nước; làm cho chính quyền thực dân phải dè chừng, không dám ngang ngược ức hiếp dân lành. Đồng thời, có ý nghĩa  tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân theo con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.

2. Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

htk3Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền về tay nhân dân nhưng nước ta đứng trước tình thế vô cùng khó khăn đòi hỏi sự chung sức đồng lòng, cống hiến tài năng trí tuệ của mọi người dân. Trân trọng tài năng, đức độ của cụ Huỳnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời cụ tham gia Chính phủ cách mạng, đảm nhiệm nhiều trọng trách. Cụ đã có nhiều đóng góp rất quan trọng, góp phần chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua giai đoạn nan nguy, cụ thể là:

Với cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ, thành viên Chính phủ, cụ Huỳnh đã dồn hết tâm lực và trí tuệ để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; chỉ đạo giải quyết nhiều công việc nội chính, đóng góp quan trọng giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội mới; tham gia ngay từ phiên họp đầu tiên của Chính phủ Liên hiệp kháng chiến để bàn các vấn đề quan trọng, như chương trình nghị sự, nguyên tắc Hội đồng Chính phủ, Tuyên ngôn của Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, chính sách đối với Pháp, quyền hạn của Bộ Nội vụ, các bộ và Ủy ban kháng chiến…; là một trong 6 thành viên của Ủy ban Nghiên cứu đặc biệt các vấn đề sẽ đàm phán ở Pari do Hội đồng Chính phủ lập ra trong cuộc họp sáng ngày 22/5/1946…

Với cương vị Quyền Chủ tịch nước trong thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp, cụ Huỳnh đã tham gia giải quyết nhiều công việc, góp phần quan trọng điều hành bộ máy Nhà nước, chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ, chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề về đối nội và đối ngoại theo phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” (lấy cái không thay đổi để đối phó với muôn sự thay đổi). Cụ Huỳnh ký nhiều sắc lệnh quan trọng của đất nước; vừa mềm dẻo, linh hoạt nhưng cũng rất cương quyết xử lý triệt để các lực lượng chống phá cách mạng, đặc biệt là xử lý dứt khoát đối với âm mưu đảo chính của bọn Quốc dân đảng qua vụ án phố Ôn Như Hầu (tháng 7/1946).

Với cương vị là Chủ tịch Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, cụ Huỳnh đóng góp cho việc củng cố, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, chỉ đạo thực hiện mục đích của Hội là “Đoàn kết tất cả các đảng phái yêu nước và các đồng bào yêu nước vô đảng vô phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, chủng tộc, để làm cho nước Việt Nam độc lập - thống nhất - dân chủ - phú cường”. Cụ Huỳnh rất nghiêm khắc đối với các cá nhân, đảng phái phá hoại chế độ dân chủ cộng hòa, khẳng định việc đoàn kết là rất cần để xây dựng nền dân chủ cộng hòa, nhưng không thể vin vào đoàn kết để làm những điều phi pháp; khuyên mọi đảng phái, các tầng lớp nhân dân đoàn kết xung quanh Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thực hiện trường kỳ kháng chiến.

Khi làm Đặc phái viên Chính phủ tại miền Trung, cụ Huỳnh tích cực giải thích đường lối toàn quốc kháng chiến và động viên, kêu gọi toàn dân ủng hộ Chính phủ, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết thực hiện thắng lợi đường lối toàn quốc, nhấn mạnh “đại đoàn kết một khối rất mạnh, ta phải khuyên nhau…”. Đặc biệt, khi đến công tác ở Quảng Ngãi, cụ Huỳnh luôn quan tâm tới mọi tầng lớp nhân dân, nhắn nhủ già, trẻ, gái, trai đồng lòng chung sức phục vụ kháng chiến.

Trước khi qua đời, cụ Huỳnh còn gửi đến các đảng phái, nhân sĩ, trí thức và các tầng lớp nhân dân lời hiệu triệu đoàn kết xung quanh Chủ tịch Hồ Chí Minh để thực hiện thắng lợi sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

III. PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG, QUẢNG NAM CÙNG CẢ NƯỚC TÍCH CỰC HỌC TẬP TẤM GƯƠNG CỤ HUỲNH THÚC KHÁNG

1. Những đổi thay trên quê hương cụ Huỳnh Thúc Kháng

Quảng Nam là một vùng “địa linh nhân kiệt”, có bề dày truyền thống văn hóa, giàu lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm, sinh ra nhiều người tài giỏi, chí cao làm rạng rỡ quê hương, đất nước. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước, người Quảng Nam đã có nhiều đóng góp xứng đáng, nhất là trong các cuộc chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và trong công cuộc đổi mới đất nước hôm nay.

Kể từ ngày quê hương được giải phóng, phát huy truyền thống anh hùng, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Quảng Nam đoàn kết, cùng nhau hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, tạo ra sự thay đổi to lớn với nhiều thành tựu đáng trân trọng. Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển toàn diện, tiềm lực và quy mô được tăng lên đáng kể, giai đoạn 2010-2015 tăng trưởng bình quân là 11,5%/năm. Với sự ra đời của Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Khu kinh tế mở Chu Lai và nhiều khu, cụm công nghiệp khác, cộng với đẩy nhanh phát triển dịch vụ, thương mại đã tạo điều kiện cho Quảng Nam phát triển nhanh chóng. Từ một tỉnh thuần nông, đến nay cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ chiếm 84%, nông nghiệp chiếm 16%). Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2011 - 2015 đạt hơn 76.700 tỉ đồng (gấp 2 lần so với giai đoạn 2006 - 2010). Thu ngân sách trên địa bàn vào nhóm các tỉnh khá của cả nước (năm 1997 Trung ương phải cân đối trên 90% đến nay tỉnh đã tự lực hơn 90%, vài ba năm tới Quảng Nam không chỉ tự cân đối thu - chi mà có thể có đóng góp vào ngân sách Trung ương).

Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ngày càng đồng bộ, tạo động lực phát triển nhanh, bền vững. Hạ tầng đô thị, nông thôn từng bước được cải thiện. Hạ tầng giao thông, các khu vực kinh tế, khu, cụm công nghiệp, nông thôn, miền núi, các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá xã hội được tập trung đầu tư. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả (tính đến cuối năm 2015 đã có 27% số xã đạt chuẩn). Mạng lưới trường lớp, quy mô các ngành học, cấp học tiếp tục được mở rộng; chất lượng giáo dục không ngừng nâng cao. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia đạt kết quả tốt (đến cuối năm 2015 có 411/780 trường đạt chuẩn, tỷ lệ 52,5%). Kết quả phổ cập giáo dục đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được duy trì tốt, đang triển khai thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông. Sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa được quan tâm đúng mức. Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo được triển khai đồng bộ, quyết liệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đến nay còn 8,9%. Công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo gia đình chính sách được chú trọng. Nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và biên phòng toàn dân được xây dựng, củng cố ngày càng vững chắc. Công tác đối ngoại được tăng cường. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.

Đảng bộ tỉnh Quảng Nam luôn trong sạch vững mạnh, thường xuyên kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, tăng cường công tác dân vận…Hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước ngày càng được nâng cao. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đạt được những kết quả thiết thực. Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai tươi sángcủa quê hương, đất nước.       

Trong những năm tới, Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam quyết tâm thực hiện thắng lợiNghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI: Tạo bước chuyển mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; phát huy truyền thống cách mạng, bản sắc văn hóa; huy động mọi nguồn lực và tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư để phát triển kinh tế nhanh, bền vững; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm quốc phòng - an ninh; thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; phấn đấu đến năm 2020, Quảng Nam trở thành tỉnh khá của cả nước”, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

2. Huỳnh Thúc Kháng - tấm gương sáng ngời cho chúng ta học tập

Cụ Huỳnh Thúc Kháng là “một người đức cao danh vọng mà quốc dân ai cũng biết”. Cuộc đời, sự nghiệp, tài năng, nhân cách của cụ là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, thương nòi, luôn đặt lợi ích dân tộc trên hết, là biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hết lòng vì dân, vì nước. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Thư gửi toàn thể đồng bào sau ngày cụ Bộ trưởng Huỳnh Thúc Kháng tạ thế: “Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao… lòng son, dạ sắt, yêu nước, thương nòi…, là người mà giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cầu danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập”.

htk4Kỷ niệm 140 năm Ngày sinh Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII, ngày 15/5/2016 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đây cũng là dịp để chúng ta ôn lại cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng đối với cách mạng Việt Nam; giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc; cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

Tưởng nhớ và biết ơn sâu sắc những cống hiến to lớn của nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, chúng ta nguyện noi gương cụ Huỳnh, học tập, tu dưỡng và phấn đấu suốt đời vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

                                                                           Nguồn: Ban Tuyên giáo Huyện ủy Núi Thành

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY 2016

  • PDF.InEmail

tuyensinh2016

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố các thông tin liên quan đến tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2016 nhằm đáp ứng nhu cầu của thí sinh, phụ huynh và xã hội. Thông tin tuyển sinh này bao gồm:

1. Các thông tin tuyển sinh cụ thể của các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc do các trường cung cấp và chịu trách nhiệm được cập nhật đến 17h00 ngày 01/4/2016;

2. Danh sách các xã Khu vực 1 (KV1) hoặc các xã đặc biệt khó khăn (hoặc có thôn đặc biệt khó khăn);

3. Danh mục các trường THPT và tương đương, khu vực của trường;

4. Bảng phân chia các khu vực tuyển sinh theo đơn vị hành chính thuộc tỉnh;

5. Mã tỉnh, quận huyện đăng ký dự thi.

Các thông tin này sẽ thường xuyên được cập nhật, bổ sung sau khi các trường hoàn thành việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định hiện hành.

Trân trọng thông báo./.

* Nội dung chi tiết đề nghị xem tại tệp đính kèm ./.

Nguồn tin http://www.moet.gov.vn

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA KỲ THI THPT NĂM 2015

  • PDF.InEmail

Năm học 2014 - 2015 là năm học đầu tiên Bộ GD-ĐT đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) bằng cách tổ chức kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2015. Xin giới thiệu những đổi mới căn bản nhất của kỳ thi này.

Tu van mua thi 2015
Báo Thanh niên tư vấn mùa thi 2015.

Việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 được thực hiện trên cơ sở kế thừa những thành công của kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ những năm qua, nhất là năm 2014 đã được dư luận xã hội đánh giá cao. Để đảm bảo không gây “sốc” cho thí sinh, giáo viên, phụ huynh và xã hội, không yêu cầu giáo viên và học sinh phải thay đổi quá nhiều về dạy và học. Tuy nhiên, với cách tiếp cận mới nên kỳ thi sẽ có những đổi mới căn bản về mục đích và tác động tích cực đối với dạy học ở các trường phổ thông. Cụ thể là, tổ chức một kỳ thi quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời cung cấp dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học sử dụng làm căn cứ để tuyển sinh vào ĐH, CĐ thay vì tổ chức hai kỳ thi để thực hiện hai mục đích riêng rẽ như trước đây.

Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu), gồm 3 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 1 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Thí sinh không học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy học, được chọn môn thi thay thế trong số các môn tự chọn. Thí sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ theo quy định của Bộ GD-ĐT sẽ được xem xét miễn thi môn Ngoại ngữ để xét công nhận tốt nghiệp. Ngoài 4 môn thi tối thiểu, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn còn lại phù hợp với phương án của các trường ĐH, CĐ để có thêm cơ hội vào học ở các trường ĐH, CĐ; thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ cần đăng ký các môn thi phục vụ cho tuyển sinh ĐH, CĐ.

Các môn Toán, Ngữ văn (có 2 phần: đọc hiểu và làm văn), Lịch sử, Địa lý thi theo hình thức tự luận. Các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Riêng môn Ngoại ngữ sẽ kết hợp thi viết và trắc nghiệm. Lịch thi cụ thể như sau:

Ngày

Buổi

Môn thi

Thời gian

làm bài

Giờ

phát đề thi cho thí sinh

Giờ bắt đầu

làm bài

30/6/2015

SÁNG

từ 8 giờ

Thí sinh làm thủ tục dự thi: nhận Thẻ dự thi và đính chính các sai sót (nếu có)

01/7/2015

SÁNG

Toán

180 phút

7 giờ 55

8 giờ 00

CHIỀU

Ngoại ngữ

90 phút

14 giờ 15

14 giờ 30

02/7/2015

SÁNG

Ngữ văn

180 phút

7 giờ 55

8 giờ 00

CHIỀU

Vật lí

90 phút

14 giờ 15

14 giờ 30

03/7/2015

SÁNG

Địa lí

180 phút

7 giờ 55

8 giờ 00

CHIỀU

Hóa học

90 phút

14 giờ 15

14 giờ 30

04/7/2015

SÁNG

Lịch sử

180 phút

7 giờ 55

8 giờ 00

CHIỀU

Sinh học

90 phút

14 giờ 15

14 giờ 30

Về đề thi, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tổ chức xây dựng đề thi với định dạng tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 theo hướng đánh giá năng lực người học ở cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, đáp ứng yêu cầu cơ bản và nâng cao, đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh.  Về tổ chức thi, sẽ bố trí coi thi, chấm thi theo các cụm thi tập trung do trường ĐH có uy tín được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ chủ trì (tương tự như các cụm thi ĐH năm 2014 nhưng  tăng thêm số lượng các cụm thi để tạo thuận lợi cho thí sinh) với sự tham gia của cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ và giáo viên các trường THPT. Tại các địa phương không có cụm thi do trường đại học chủ trì, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những thí sinh tham dự kỳ thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, không lấy kết quả thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT sẽ thống nhất với UBND cấp tỉnh tổ chức một số cụm thi do các sở GD-ĐT chủ trì.

Điểm thi của thí sinh trong kỳ thi được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ; thí sinh sẽ dự thi trước, đăng ký tuyển sinh vào ngành và trường ĐH, CĐ sau khi có kết quả thi. Như vậy, việc tách khâu thi và xét tuyển trong tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ tạo cơ hội cho thí sinh vào học các trường ĐH, CĐ phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mình, tránh sự rủi ro như những năm trước đây có những thí sinh điểm thi cao nhưng vẫn có thể trượt ĐH.

Châu Nữ - Báo Quảng Nam

Công bố 6 điểm mới lưu ý trong kỳ thi quốc gia

  • PDF.InEmail

tuyen sinh 2015

Việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh CĐ, ĐH năm học 2014-2015 theo phương án nào đang được thầy cô giáo, học sinh, phụ huynh và các lực lượng xã hội khác quan tâm, đang trở thành vấn đề có tính chất thời sự nóng bỏng trong những ngày đầu năm học mới 2014 - 2015.

Để hiểu rõ hơn những quyết định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản trị Website Trường THPT Nguyễn Huệ xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của tác giả VĨNH HÀ đăng trên báo Tuổi trẻ online số ra ngày 09/9/2014 để các bạn hiểu cụ thể hơn về những công bố này của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chiều 9-9, Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo định kì, chính thức công bố việc tổ chức kì thi quốc gia vào năm 2015. 

Nhiều điểm mới liên quan tới quyền lợi của thí sinh được lãnh đạo Bộ GD-ĐT giải đáp.

1. Chỉ còn một kì thi quốc gia duy nhất

Theo quyết định của Bộ GD-ĐT thì năm 2015, học sinh học hết chương trình THPT sẽ không có 2 kì thi riêng rẽ để xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ mà chỉ phải tham gia 1 kì thi quốc gia duy nhất.

Kết quả thi của thí sinh sẽ được sử dụng để xét tốt nghiệp THPT và là một căn cứ quan trọng để các trường ĐH-CĐ tuyển sinh.

2.  Có bốn môn thi tối thiểu để xét tốt nghiệp, không còn khối thi ĐH

Bộ GD-ĐT quyết định là mỗi thí sinh phải dự thi 4 môn (gọi là các môn thi tối thiểu) gồm: 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.

Kết quả của 4 môn thi tối thiểu được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp và cũng được sử dụng để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có các môn thi phù hợp với ngành đào tạo;

Ngoài 4 môn thi nói trên, thí sinh có quyền đăng ký thi thêm các môn thi còn lại của Kỳ thi để sử dụng cho việc đăng ký tuyển sinh ĐH, CĐ theo yêu cầu của các ngành đào tạo do từng trường ĐH, CĐ quy định trong Đề án tuyển sinh của trường. Như vậy sẽ không còn khối thi truyền thống như trước đây.

Thí sinh cũng có nhiều hơn cơ hội để tuyển sinh vào các ngành, trường khác nhau tùy thuộc vào số lượng môn thi thí sinh lựa chọn.

Với những học sinh, học viên không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy và học thì không bắt buộc phải thi môn Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn môn thay thế trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.

Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT những năm trước có thể đăng ký dự thi hoặc là chỉ để được xét công nhận tốt nghiệp hoặc với mục đích vừa để xét công nhận tốt nghiệp vừa lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ sẽ đăng ký môn thi tùy theo mục đích dự thi.

Thí sinh tự do đã có bằng tốt nghiệp THPT rồi, nếu có nguyện vọng thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ thì chỉ đăng ký thi những môn mình lựa chọn để xét tuyển vào các ngành, trường tương ứng, không nhất thiết phải thi các môn bắt buộc nếu các môn đó không phục vụ cho xét tuyển vào các ngành, trường ĐH, CĐ mà các em lựa chọn.

3. Đăng kí tuyển sinh vào các ngành, trường sau khi thi

Điểm khác biệt ở kì thi năm tới là thí sinh sẽ không phải đăng ký tuyển sinh vào các ngành đào tạo, các trường trước khi diễn ra kì thi.

Sau khi tham gia kì thi quốc gia và có kết quả thi, thí sinh căn cứ vào yêu cầu của các trường, các ngành đào tạo (công bố trên website của các trường) và kết quả thi của mình để đăng kí dự tuyển vào địa chỉ phù hợp.

Việc này sẽ tránh cho thí sinh phải chịu rủi ro cao, không bỏ sót những thí sinh có kết quả điểm thi tốt nhưng đăng kí vào ngành quá sức của mình.

4. Có hai loại cụm thi

Để đảm bảo tính nghiêm túc, tính chính xác, khách quan và độ tin cậy của kết quả thi sẽ bố trí tổ chức coi thi, chấm thi theo các Cụm thi tập trung. Công tác coi thi, chấm thi sẽ có sự tham gia của cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ cùng với giáo viên các trường THPT.

Các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, không tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có sử dụng kết quả của Kỳ thi để tuyển sinh, sẽ dự thi tại các Cụm thi tại địa phương do các Sở GDĐT chủ trì, phối hợp với các trường ĐH, CĐ.

Các  thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp và sử dụng kết quả vào tuyển sinh ĐH, CĐ thì sẽ dự thi tại các Cụm thi ở các trường ĐH do các trường ĐH chủ trì, phối hợp với các sở GDĐT.

Các cụm thi dành cho thí sinh  có nguyện vọng tuyển sinh ĐH-CĐ sẽ được tổ chức như các cụm thi của kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ “Ba chung” trước đây.

Những thí sinh dự thi tại cụm thi địa phương tuy không được sử dụng kết quả của kì thi quốc gia để xét tuyển ĐH-CĐ nhưng vẫn có thể được phép tham dự các kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ của các trường có phương án tuyển sinh riêng.

5. Các trường ĐH-CĐ được phép tự chủ  tuyển sinh

Kết quả của kì thi quốc gia có thể được sử dụng như căn cứ duy nhất hoặc một trong những căn cứ quan trọng để các trường ĐH-CĐ tuyển sinh.

Như vậy, tùy theo yêu cầu đào tạo, đặc thù riêng của các trường, ngành đào tạo, có thể tổ chức các kì kiểm tra bổ sung bên cạnh kết quả của kì thi quốc gia ( hình thức phỏng vấn, kiểm tra năng khiếu, bài viết luận, xét học bạ ở bậc phổ thông....).

Ngoài ra, các trường có phương án tuyển sinh riêng (trình và được Bộ GD-ĐT đồng ý) có thể tổ chức kì thi riêng, lấy kết quả xét tuyển.

6. Đề thi tăng cường độ phân hóa, nhiều câu hỏi mở

Đề thi của Kỳ thi THPT quốc gia, trong những năm đầu có cấu trúc tương tự như đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014: bám sát chương trình THPT, chủ yếu lớp 12, có 2 phần (phần kiểm tra kiến thức cơ bản dùng để xét tốt nghiệp THPT và phần nâng cao để sàng lọc thí sinh trong tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng) và từng bước tăng cường đánh giá năng lực xử lý các vấn đề thực tế của học sinh.

Các môn: Toán, Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý được ra theo hình thức tự luận; các môn còn lại ra theo hình thức trắc nghiệm.

Đề thi sẽ tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, câu hỏi mở yêu cầu thí sinh sử dụng kiến thức tổng hợp trong từng môn học, kiến thức liên môn và hiểu biết xã hội, kỹ năng sống để trả lời. Với định hướng này, các môn thi sẽ chuyển dần thành các bài thi tổng hợp, tích hợp một cách có lộ trình, phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trong các nhà trường.

Bộ GDĐT sẽ thành lập cơ quan chuyên trách, chịu trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện, phát triển ngân hàng câu hỏi thi để xây dựng đề thi cho Kỳ thi THPT quốc gia.

Lộ trình tiếp theo

Cùng với việc đổi mới chương trình-SGK phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá ở bậc phổ thông, kì thi quốc gia cũng sẽ có những điều chỉnh tiếp ở các năm sau. Theo đó dự kiến từ năm 2017, sẽ chuyển từ các môn thi sang các bài thi. Các bài thi sau này sẽ gồm các phần được thiết kế theo hướng tổng hợp, lồng ghép dần (ví dụ: trong bài thi Toán sẽ có phần nội dung về Tin học, trong bài thi Ngữ văn có có kiến thức về Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, trong bài thi Vật lý có kiến thức về Hóa học, Sinh học....) để đánh giá toàn diện năng lực của học sinh.

                                                                                                                 VĨNH HÀ

Báo Vietnamnet kêu gọi ủng hộ SV Trần Ngọc Quí_ĐH Sư Phạm Quảng Nam

  • PDF.InEmail

QUY

Kích xem: Lời cầu cứu của gia đình sinh viên nghèo bị tai nạn giao thông

Núi Thành tổ chức giải bóng chuyền HSSV

  • PDF.InEmail

Kỷ niệm 64 năm ngày truyền thống học sinh – sinh viên (9/1), sáng ngày 05/1, Huyện đoàn Núi Thành phối hợp với trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện tổ chức giải bóng chuyền truyền thống học sinh – sinh viên huyện Núi Thành năm 2014.

img 9228

Giải đấu với sự tham gia của 04 đội bóng đến từ các trường THPT Núi Thành, THPT Cao Bá Quát, THPT Nguyễn Huệ và trường Trung cấp nghề Nam Quảng Nam. Giải diễn ra theo thể thức thi đấu vòng tròn tính điểm với 6 trận bóng sôi nổi, hấp dẫn và hào hứng.

img 9253

Kết thúc giải, Ban tổ chức đã trao giải nhất cho đội bóng trường THPT Núi Thành, giải nhì cho đội bóng trường THPT Nguyễn Huệ, giải ba thuộc về đội bóng trường THPT Cao Bá Quát và giải khuyến khích thuộc về đội bóng của trường Trung cấp nghề Nam Quảng Nam.

 Huyện đoàn Núi Thành

 

 5K

Số tài khoản ủng hộ Hội khuyến học:
Tên: Trường THPT Nguyễn Huệ
Số TK: 218 201 000 xyz
Tại ngân hàng NN&PTNT Quảng Nam
DANH SÁCH MẠNH THƯỜNG QUÂN
CỰU GIÁO VIÊN-HỌC SINH ỦNG HỘ

Xem tại đây: Danh sach cơ quan, cá nhân ủng hộ 20/11/2020 và 20 năm thành lập trường.

1. Công ty Hùng Hoàng Hoa: 10.000.000 VNĐ

2. Công ty Tấn Đức-Đà Nẵng: 20.000.000 VNĐ

3. Công ty sắt thép ThànhViệt: 2.000.000 VNĐ

4. Cựu HS Khóa 2000-2003: 6.500.000 VNĐ

5. Cựu HS Khóa 2006-2008: 3.000.000 VNĐ

6. Công ty TNHH gạch Đồng Tâm Nhất Nguyên: 5.000.000 VNĐ

7. Công ty Trầm Hương Hồng Ngọc: 15.000.000 VNĐ

Hội khuyến học nhà trường xin cảm ơn và ghi nhận tình cảm mạnh thường quân, các em Cựu HS. Chúc hạnh phúc và thành đạt!

Liên kết web

Hiện có 14 khách Trực tuyến

Gallery ảnh

Liên kết Portal mới

congelearning
tracnghiemonline1
csdlnganh
qoofice
solienlacdientu
tracuudiemthi
ooffice so
truonghocketnoi
facebookketnoi
tiengnoihocsinh

Liên hệ

logo_nguyenhue

Thầy Trần Văn Chương - Quản trị mạng
Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam
Tel: 0972.889345
Email: tranchuongnt@gmail.com

Thống kê

Các thành viên : 12
Nội dung : 585
Liên kết web : 120
Số lần xem bài viết : 2044602

Cấu hình bố cục

Hướng

Phong cách menu

Màu giao diện

TAVICO TOOLS